Cà phê dù ở dạng bột hay hạt, cà phê nhân hay cà phê thóc đều cần phải được đo độ ẩm thường xuyên. Độ ẩm tiêu chuẩn của cà phê nhân là 12,5% và đối với cà phê bột là 5%. Các cơ sở sản xuất cũng như buôn bán cà phê cần lưu ý đến độ ẩm này. Vì nếu độ ẩm vượt mức tiêu chuẩn trong thời gian dài. Thì cà phê sẽ không thể bán được do bị hư hỏng hoặc giảm chất lượng.

Độ ẩm của cà phê

Vì sao cần đo độ ẩm cà phê, Việc này nhằm mục đích bảo đảm chất lượng cho cà phê. Cà phê nếu bị ẩm sẽ tạo điều kiện để các loại nấm mốc phát triển. Trong trường hợp không bị nấm mốc thì cà phê cũng sẽ bị giảm chất lượng. Do đó luôn cần phải đo độ ẩm cà phê thường xuyên để có biện pháp khắc phục kịp thời. Các loại cà phê bột trước khi đóng gói cũng cần được đo độ ẩm kỹ lưỡng.

Quy trình đo độ ẩm được tiến hành cùng lúc với quy trình bảo quản cà phê. Nếu cà phê bị dư độ ẩm thì cần phải sấy lại để đạt tiêu chuẩn. Cà phê khi đạt tiêu chuẩn về độ ẩm thì mới có thể đóng gói hoặc xuất bán đi được.

Nếu doanh nghiệp là bên mua cà phê nguyên liệu để sản xuất thì cũng cần phải lưu ý độ ẩm tiêu chuẩn. Trong quá trình mua cần tiến hành đo độ ẩm cho sản phẩm. Nếu độ ẩm ko đạt tiêu chí khi mua, doanh nghệp có thể thương lượng mức giá thấp hơn cho nguyên liệu.

Nếu doanh nghiệp là nơi tiêu thụ cà phê và sản phẩm từ cà phê. Thì việc đo độ ẩm lại càng cần thiết. Cà phê phải được đúng độ ẩm tiêu chuẩn thì hương bị cà phê mới được toàn vẹn. Quá trình bảo quản cà phê trong thời gian dài có thể làm cà phê bị ẩm hoặc khô so với ban đầu. Do đó trong quá trình sử dụng cần đo độ ẩm kỹ lưỡng để cà phê đạt hương vị tốt nhất.

Cà phê có độ ẩm bao nhiêu là ngon

Trong điều kiện mua bán cà phê nhân thì cà phê thường được làm khô với độ ẩm từ 9 – 12,5%. Nếu dưới mức này thì hạt sẽ bị biến dạng và sẽ xuất vị kém chất lượng.

Cà phê bột thường được giữ độ ẩm ở mức tương đương. Cũng cần lưu ý thêm là cà phê có khả năng hút ẩm và hút mùi mạnh. Đặc biệt là cà phê bột, nên trong quá trình bảo quản cần sử dụng túi nhôm gói lại.

Đối với cà phê nhân, để tiết kiệm bao bì và bảo quản thời gian lâu hơn. Cũng có thể sử dụng các xilo bằng tôn hay gỗ khéo kín. Phương pháp này vừa giúp tiết kiệm thể tích kho, vừa tiết kiệm bao bì và tăng thời gian bảo quản.

Đối với Cà phê C&C hiện nay có 2 phương pháp chính để giữ và bảo quản cà phê nhằm đảm bảo cà phê chất lượng tốt nhất, ngon nhất.

  1. Một Cà phê C&C được đóng gói trong bao bì đạt chuẩn, đảm bảo kín nước, kín khí, để đảm bảo có thể để cà phê 2 năm mà vẫn giữ nguyên chất lượng.
  2. Khi cà phê được để tại tổng kho luôn luôn được bảo quản tập trung trong phòng lạnh 24/7. Ngay cả khi điện nhà nước có bị tắt thì tổng kho cà phê C&C vẫn có máy phát điện dự phòng.

Có phải cứ cà phê khô thiệt khô mới là tốt không ah?

Một vài ý kiến cá nhân liên quan đến việc không nên phơi, sấy nhân xanh xuống độ ẩm quá thấp:

1. Thời gian phơi/sấy sẽ dài hơn, lâu hơn.

2. Độ ẩm giảm quá mức sẽ liên quan tới hao hụt đáng kể về lượng.

3. Nhân xanh quá giòn sẽ dễ bị bể, sứt mẻ trong quá trình xát vỏ thóc, vỏ quả.

4. Mất đi màu xanh tự nhiên của hạt.

5. Hạt cà phê xanh chứa nhiều hợp chất dễ bay hơi khác nhau tạo nên hương vị và mùi thơm. Nếu sấy khô quá kỹ, các hợp chất có thể mất đi, làm cà phê kém hương vị và hương thơm hơn.

** Độ Ẩm chuẩn của cà phê C&C là 12% – 12.5% và ở mức này an toàn không lo ẩm mốc trong quá trình bảo quản, nên anh chị nhận hàng cứ yên tâm nhé.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Chat Facebook
0909009009